“Tiếp tục cách ly là quyết định khó khi người dân mong được “tháo ngòi”
Cuộc họp chiều 15/4 của Thường trực Chính phủ
Khó khăn, theo lãnh đạo Chính phủ, vì hiện trong dư luận hiện có ý kiến mong chờ “tháo ngòi” Chỉ thị 16 để tiếp tục làm ăn. Đây là vấn đề đặt ra tại phiên họp của Thường trực Chính phủ chiều 15/4, hạn chót thực hiện lệnh cách ly xã hội trên toàn quốc theo Chỉ thị 16.
Cách ly xã hội kéo giảm 40% số ca nhiễm bệnh mới
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, trong 14 ngày thực hiện cách ly xã hội, từ ngày 1-14/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng (chiếm gần 50% tổng số mắc).
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (từ 1-3/4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhận số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày.
Đáng lưu ý, ghi nhận ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội với 12 trường hợp mắc (2 trường hợp được phát hiện trong khu vực khoanh vùng, cách ly tại thôn Hạ Lôi), dự báo trong những ngày tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng, đặc biệt tại một số tỉnh có nguy cơ cao, thuộc khu vực đô thị có mật độ dân cư đông.
Nói về sự khó khăn trong quyết định tiếp tục cách ly xã hội, Thủ tướng cho biết, dư luận về việc này những ngày qua chủ yếu theo 3 nhóm ý kiến: (1) Khẳng định việc thực hiện cách ly xã hội trong thời gian qua là cần thiết và đã phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng dịch; (2) việc thực hiện cách ly trong thời gian qua được sự đồng thuận nhất trí cao của mọi tầng lớp nhân dân; (3) trong thời gian tới đề nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội nhưng xem xét điều chỉnh ở mức độ phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý với việc phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng.
Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu; việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ; việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng; việc tập trung đông người.
Nhấn mạnh yêu cầu không được lơ là, lơi lỏng chống dịch nhưng Thủ tướng cũng nhận định, cần có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại. Thủ tướng nêu rõ, sẽ có Chỉ thị mới để triển khai các chủ trương, biện pháp cụ thể.
Hướng điều hành, chỉ đạo, theo Thủ tướng, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
36 tỉnh thành được dỡ lệnh cách ly xã hội
Về danh sách nhóm 12 địa phương có nguy cơ cao (gồm Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh), Thủ tướng nêu rõ, 10 tỉnh thành và 2 đô thị trung tâm cả nước trong danh sách này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Ngoài ra, có thể trong phiên họp tới, các cơ quan sẽ xem xét, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm.
Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương (Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp), Thủ tướng yêu cầu kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.
Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại được dừng lệnh cách ly xã hội theo Chủ thị 16 nhưng phải tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm Covid-19.
Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết, kể cả với nhóm nguy cơ và ít nguy cơ.
Theo Thái Anh (dantri.com.vn)
Tin khác
-
Thời gian dù có lùi xa nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn còn mãi với non sôn...
-
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,...
-
Cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An đi ...
-
(Baonghean.vn) - UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp cấp bách phòng...
-
Hôm nay là 3 buổi sáng liên tiếp, Bản tin phát lúc 6h sáng của Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 ma...
-
Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc.
-
Suckhoedoisong.vn - Theo Bộ Y tế tính đến 9h ngày 24/3, Việt Nam ghi nhận có 123 người mắc COVID-19,...
-
Có 1.044 sinh viên năm cuối hệ chính quy, ngành Y được huy động để tham gia chống dịch Covid-19 ở TP...
-
Suckhoedoisong.vn - Nhiều bức tranh cổ động tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với mong mu...
-
Suckhoedoisong.vn - Hơn 100 sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội đã trực tiếp tham gia chống dịch COVID...
-
Dân trí Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Việt Nam không thể “chủ động cho Covid-19 la...
-
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đến thời điểm hiện tại, trong 16 ca dương tính với Covid chỉ còn một bệ...
-
(Baonghean.vn) - Kết quả xét nghiệm của Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy: Mẫu bệnh phẩm của ...
-
Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc, Nghệ An đang cách ly bệnh nhân nam có biểu hiện ho, sốt… nghi nhi...