Đại học Y khoa Vinh tích cực tiến tới tham gia chuyển đổi số giáo dục
Toàn cảnh điểm cầu trực tuyến trường ĐHYK Vinh
Khi giải pháp tình thế trở thành xu thế
Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là xu thế của giáo dục thế giới. Tại Việt Nam, việc triển khai đào tạo từ xa theo phương thức đào tạo trực tuyến trong hệ thống GDĐH đã có chủ trương, kế hoạch và lộ trình từ trước. Thực tế đã có một số trường đại học chủ động triển khai đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo tập trung truyền thống.
Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng đến hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã phải đóng cửa trường học, trong đó có Việt Nam; vai trò của đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến để “không thể dừng việc học” được nhìn nhận rõ ràng hơn bao giờ hết. “Giai đoạn khó khăn là thời cơ cho chúng ta chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục và GDĐH đi đầu thực hiện nhiệm vụ này” - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định.
Theo số liệu báo cáo của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH, đến nay, khoảng 110/240 cơ sở giáo dục đại học đã triển khai đào tạo trực tuyến, với các cấp độ khác nhau. Do đặc thù, nhiều trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật chưa tổ chức đào tạo trực tuyến và 33 trường thuộc nhóm quốc phòng - an ninh đang đào tạo tập trung.
Một số trường gặp khó khăn do chưa kịp chuẩn bị, nhưng đa số cơ sở GDĐH đang dần dịch chuyển từ thế bị động ban đầu sang thế chủ động và tính đến những kịch bản lâu dài hơn. Qua giai đoạn thử thách này, các cơ sở đào tạo được nâng cao nhận thức về đào tạo trực tuyến và tái cấu trúc đội ngũ cán bộ giảng viên. Đây cũng là cơ hội để GDĐH tăng cường hợp tác với tập đoàn, doanh nghiệp ICT quốc gia, đa quốc gia.
Mong muốn xây dựng kho học liệu mở
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH cho rằng, muốn chuyển đổi số, các trường phải cùng phát triển học liệu điện tử và học liệu, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến. Tài nguyên mở sẽ được phân phối trên mạng thông tin, giúp mọi đối tượng tiếp cận tri thức. Có kho học liệu mở thì dù ở đâu, thời gian nào, có bị cách ly xã hội như hiện nay hay không, việc học tập cũng không bị “cách ly” với xu hướng phát triển của thế giới.
Kho học liệu mở cũng được đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin tại Hội nghị khi chia sẻ về Đề án Hệ tri thức Việt số hóa do Chính phủ phê duyệt năm 2017. Đề án đã tập hợp 300 nhà khoa học, chủ yếu đến từ các trường đại học, cùng làm việc trực tuyến trong dịch bệnh Covid-19 để phân tích thông tin, đưa ra mô hình nguy cơ, cung cấp dữ liệu, hỗ trợ quá trình ra quyết định của Chính phủ.
Thực tế hiện nay, nhiều trường đại học hàng đầu thế giới đã mở kho học liệu hoặc một phần kho học liệu điện tử để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Tại Việt Nam, nếu các cơ sở GDĐH sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên, cùng xây dựng kho học liệu mở thì đây sẽ là kho học liệu điện tử lớn nhất trong lịch sử đất nước.
Bộ GDĐT nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý
Thách thức, hạn chế trong đào tạo trực tuyến xoay quanh hạ tầng công nghệ; quy trình, kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo; kỹ năng dạy học trên môi trường mạng của giảng viên, sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên, sinh viên có thể đối diện với một số rủi ro về an toàn, an ninh thông tin cùng những nguy cơ tiềm ẩn từ Internet và mạng xã hội.
Trong thời gian tới, Bộ GDĐT tiếp tục ban hành những văn bản để hoàn thiện hành lang pháp lý cho đào tạo trực tuyến. Trong đó, xem xét đưa phương thức đào tạo trực tuyến vào quy chế đào tạo đại học sửa đổi với tỷ lệ phần trăm thích hợp. Bộ cũng sẽ sớm ban hành quy chế bảo đảm chất lượng các chương trình đào tạo từ xa và xây dựng đề án phát triển đào tạo từ xa cho giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy kết nối để GDĐH và doanh nghiệp hợp tác tốt hơn trong tương lai.
“Về phía các cơ sở GDĐH, cần xác định rõ mục tiêu, nhu cầu, khả năng, từ đó chủ động hợp tác với doanh nghiệp và đầu tư hợp lý cho đào tạo trực tuyến. Lãnh đạo các trường nhân cơ hội này huy động cả bộ máy đồng lòng, đồng sức, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, thực chất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong giáo dục” - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc yêu cầu.
Những khó khăn của đại dịch Covid-19 đang đặt ra cho hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học nói riêng vừa là thách thức, vừa là cơ hội sân chơi mới cho các trường chuyển mình tích cực trong công cuộc số hóa hội nhập công nghệ đào tạo trực tuyến thời đại số. Và trường ĐHYK Vinh đã, đang và sẽ có những bước đi thích hợp để tích cực tiến tới tham gia công tác chuyển đổi số giáo dục.
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tin khác
-
Chiều ngày 19/12, trường Đại học Y khoa Vinh đã tổ chức Hội nghị đối thoại Sinh viên thư...
-
Sáng ngày 07/12, Đảng bộ trường Đại học Y khoa Vinh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác xây dựng Đ...
-
Hội nghị là diễn đàn quan trọng để cán bộ giảng viên nhà trường thể hiện quan điểm, s...
-
Đến dự và chung vui trong ngày lễ trọng của nhà trường, có sự hiện diện đặc biệt của...
-
Thực hiện chương trình hoạt động công đoàn năm học 2024 – 2025 về việc tổ chức giải thể thao cán bộ ...
-
Chiều ngày 09/11, trường Đại học Y khoa Vinh long trọng tổ chức Hội nghị khoa học công ng...
-
Sáng ngày 26/10, sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của đoàn viên thanh niên Y khoa Vinh, Đạ...
-
Sáng ngày 11/10, lễ khai giảng chào đón năm học mới 2024-2025 và trao bằng tốt nghiệp Thạc sỹ, Chuyê...
-
Với tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc sẻ chia, luôn kịp thời hỗ trợ đồng bào mình đang phải chị...
-
Cùng với chuyên ngành Bác sỹ chuyên khoa I Nội đang đi vào đào tạo khóa thứ 8, đến nay nhà trường đã...
-
Chiều ngày 10/9, trường Đại học Y khoa Vinh đã tiếp đón và làm việc với đoàn công tác sở Y tế Nghệ A...
-
Bắt đầu từ 10/9, trường Đại học Y khoa Vinh tổ chức học Tuần sinh hoạt Công dân cho tân sinh viên kh...
-
Tháng 9 lại về, thời điểm đánh dấu cột mốc chuyển mình quan trọng của các cô cậu học sinh cấp 3 khi ...
-
Sáng ngày 24/8, trường Đại học Y khoa Vinh long trọng tổ chức lễ tốt nghiệp Đại học trong bầu không ...